Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Nhận định thị trường tuần 25-29/7/2011


I.    Diễn  Biến VN-Index Tuần 18-22/7/2011:
VN-Index tuần qua vẫn dao động trong biên độ hẹp và có giảm nhẹ. Cuối tuần đóng cửa tại mức 409.2 điểm, giảm 5.54 điểm, tương đương với mức giảm 1.33%.
Thanh khoản của hai sàn sụt giảm mạnh so với tuần trước. Theo thống kê, khối lượng giao dịch trung bình trên HoSE mỗi phiên đạt 18.9 triệu cổ phiếu, tăng 31% so với tuần trước, Khối lượng giao dịch khớp lệnh trong phiên 22/07 đạt 12.65 triệu cổ phiếu cũng đã xác lập kỷ lục khối lượng khớp lệnh thấp nhất trong vòng 28 tháng qua, kể từ ngày 16/03/2009..
Điểm tích cực nhất hiện nay là khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng và FPT vẫn được khối ngoại tích cực mua không biết mệt mỏi. Khối ngoại đã mua ròng 58  tỷ đồng trên HoSE với tổng khối lượng là 1.5 triệu cổ.

II. Nhận Định Thị Trường Tuần 25 – 29/7/2011:
Với những thông tin vĩ mô không mấy thuận lợi tuần qua như chỉ số giá tiêu dùng tại các thành phố lơn đã tăng trở lại và lãi suất trái phiếu chính phủ đã tăng trở lại. Điều này cho thấy khả năng giảm mặt bằng lãi suất xuống còn rất xa với mức lạm phát cao như hiện nay.
Vn-Index vẫn đang nằm trong xu hướng giảm khi vẫn nằm dưới đường trend ngắn hạn và đường trung bình động MA 40 ngày. Thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng khi mà bên mua thiếu hẳn lực cầu giá cao, còn bên bán vẫn không chịu bán khi giá cổ phiếu đã quá rẻ, vì vậy đây là nguyên nhân chính cho sự giao dịch tuần qua rất ảm đạm.
Với những mà vốn hóa lơn nhất thị trường BVH, VIC, MSN… đang rơi vào ngường hỗ trợ khá mạnh nhiều khả năng sẽ bật lên trong tuần sau, do đó đây là tín hiệu khá tốt cho thị trường vào những phiên tuần sau có thể tăng điểm, hoặc chí ít là tạo lực đỡ cho thị trường không bị giảm mạnh. Và khối ngoại vẫn tích cực mua ròng sẽ là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư trên thị trường.
Các chỉ báo kỹ thuật đều cho dấu hiệu xấu.
RSI giảm về gần vùng quá bán, cho thấy lực bán vẫn mạnh hơn bên mua.
MACD đang nằm dưới signal cho thấy thị trường vẫn đang xu hướng giảm.
DI- nằm trên đường DI+ và ADX tiến sát đường 20 cho thấy thị trường  có xu hướng giảm trong giai đoạn tiếp theo

III. Kết luận:
Với những nhận định ở trên chúng tôi cho rằng VN-Index tuần sau sẽ đi ngang tăng hay giảm nhẹ với biên độ giao động trong vùng 400-420 điểm. Các nhà đầu tư nên tránh giải ngân vì thị trường vẫn tìm ẩn rủi ro rất cao và khả năng bị kẹt hàng không cắt lỗ được lý do T+4.
SMF – GROUP


Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Bắt đáy ngắn hạn là điều không nên làm

“Không nên mua bắt đáy trong những phiên TT có hiện tượng bán tháo trong chu kỳ giảm, đặc biệt là khi TT tăng điểm trở lại sau đó với biên độ dao động lớn từ 20 điểm trở lên”.
Đó là kết luận của bà Chu Hồng Nhung, chuyên viên phân tích CTCP Chứng khoán Âu Việt (AVS), sau khi thống kê về những đợt lao dốc của thị trường trong vòng 5 năm trở lại đây. Bà Nhung đưa ra thống kê này tại buổi offline Câu lạc bộ PTKT Vietstock diễn ra cuối tuần qua tại TPHCM với chủ đề “Chiến thuật mua bắt đáy trong ngày bán tháo có hiệu quả?”.
Bắt đáy ngắn hạn rủi ro cao
Thống kê của bà Nhung từ năm 2006 đến đầu năm 2011 trên HOSE có 36 phiên VN-Index giảm mạnh từ 4% trở lên. Theo thống kê này, mức lãi trung bình ở ngày T+4 chưa có lần nào vượt qua 10% trong khi có đến 6 lần cho lỗ trung bình hơn 10%. Trong nhóm cổ phiếu tăng giá, mức sinh lãi trung bình chỉ là 5.13% trong khi nhóm cổ phiếu giảm giá có mức lỗ trung bình 5.44%.
Đối với ngày T+5, mức lãi trung bình có 1 lần vượt qua 10%, 1 lần sát 10% trong khi có đến 2 lần cho lỗ trung bình hơn 15%, 1 lần sát 15% và 1 lần hơn 10%. Nhóm cổ phiếu tăng giá có mức lãi trung bình là 5% và nhóm cổ phiếu giảm giá có mức lỗ trung bình là 6.61%.
Thống kê tương tự với các ngày T+6, T+7 và T+8, bà Nhung rút ra kết luận “Nếu mua cổ phiếu vào ngày VN-Index giảm từ 4% trở đi thì xác suất bị lỗ vào ngày T+4 là 57.19% cao hơn so với xác suất sinh lời là 42.81%. Và trong nhóm cổ phiếu bị lỗ, mức lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu là -7.07% cũng cao hơn so với nhóm cổ phiếu sinh lãi (mức lãi trung bình là 5.50%). Với ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 nếu áp dụng chiến thuật này và giữ đến ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 thì xác suất bị lỗ cao hơn T+4, và mức độ lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu cũng cao lên dần”.
Bà Nhung còn cho biết thêm, nếu tính cho toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK TPHCM, nếu mua cổ phiếu vào ngày VN-Index giảm từ 4% trở lên thì lợi nhuận kỳ vọng vào ngày T+4 sẽ là -0.91%, tương tự với T+5, T+6, T+7 và T+8 mức lỗ lần lượt là -1.95%, -2.18%, -2.34% và -2.70%.
Thống kê tương tự cho sàn HNX thì có đến 64 phiên HNX-Index giảm từ 4% trở lên và việc mua cổ phiếu vào những ngày này thì xác suất bị lỗ vào ngày T+4 là 50.42%, trong khi xác suất sinh lời chỉ là 49.58%. Và trong nhóm cổ phiếu bị lỗ, mức lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu là -6.21% cao hơn so với nhóm cổ phiếu sinh lãi. Với các ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 việc mua và nắm giữ cho đến những ngày này thì xác suất bị lỗ cao hơn T+4, và mức độ lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu cũng cao lên dần.
Tính cho toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội, nếu mua cổ phiếu vào ngày HNX-Index giảm từ 4% trở lên thì lợi nhuận kỳ vọng vào ngày T+4 sẽ là -0.11%, tương tự với T+5, T+6, T+7 và T+8 mức lỗ lần lượt là -0.93%, -1.2%, -1.07% và -1.25%.
Vì sao nhà đầu tư bắt đáy?
Bà Nhung giải thích thêm rằng: “Thông thường tại những thời điểm 2 chỉ số xảy ra tình trạng rớt sâu từ 4% trở lên tình hình vĩ mô không ổn định và thị trường liên tục đón nhận những tin xấu. Việc thị trường liên tục giảm điểm sẽ làm cho áp lực bán ra ngày càng gia tăng, đặc biệt là khi trước đó thị trường có sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền đầu cơ, với những tỷ lệ margin ở mức cao”.
Và khi đó, thị trường như một vòng luẩn quẩn, Index liên tục giảm và xuyên phá các ngưỡng hỗ trợ quan trọng làm cho áp lực bán để tránh giải chấp trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bán tháo bắt đầu hình thành và gia tăng dần. Càng bán tháo, thị trường càng giảm mạnh và theo đó, lực bán giải chấp (đối với những tài khoản margin đã đến ngưỡng giới hạn an toàn) cũng xảy ra.
Lý giải về nguyên nhân của việc bắt đáy bà Nhung cho biết: “Khi tình trạng bán tháo xảy ra, đặc biệt là với những phiên chỉ số rớt sâu từ 4% trở lên, cũng là lúc hiện tượng bắt đáy xuất hiện. Tâm lý những nhà đầu tư bắt đáy là họ tin vào lý thuyết “Thị trường hiệu quả” và mua vào trong những phiên giảm mạnh với niềm tin là tất cả thông tin đã được phản ánh vào giá”.
Nếu phán đoán của nhà đầu tư đúng thì vào ngày T+4, T+5, T+6, T+7 thậm chí T+8 áp lực bán chốt lời sẽ khá cao, bởi kỳ vọng về tình hình vĩ mô khó ổn định chỉ trong vài ngày là khó xảy ra và tâm lý của nhà đầu tư lúc này vẫn còn rất bất an.
Do đó, với mức sinh lãi từ 5%-10% chỉ trong 4-8 ngày nên nhà đầu tư thường có tâm lý chốt lời ngay, điều này chính là một trong những nguyên nhân khiến thị trường nhanh chóng giảm lại.
Ngược lại nếu phán đoán không thành công thì tâm lý của họ dao động càng mạnh vì đã có một hành động sai, do vậy sẽ gây ra động thái bán bằng mọi giá. Đây cũng là lý do cho thấy, có những phiên mức độ lỗ trung bình trong T+5, T+6, T+7 và T+8 rất cao (trên 15%).
Dấu hiệu về khối lượng và những phiên tăng điểm
Giải thích việc thị trường xuất hiện những phiên tăng điểm trong chu kỳ giảm mạnh, bà Nhung cho biết tính từ đầu năm 2008 đến nay, sàn HOSE có tổng cộng 8 phiên tăng điểm với biên độ dao động trong phiên lớn từ 20 điểm trở lên. Trong đó, có 3 phiên xảy ra trong giai đoạn giảm và có sự xuất hiện của phiên giảm từ 4% trở lên là các phiên diễn ra vào ngày 15/09/2008; 27/11/2009 và 26/05/2011.
Theo bà Nhung, đó là một trong những dấu hiệu chứng tỏ dòng tiền lớn bắt đầu tham gia thị trường trở lại. Sự tham gia của dòng tiền lớn giúp chặn đà giảm của chỉ số và đẩy chỉ số phục hồi, tuy nhiên, điều này không có nghĩa thị trường đã tạo đáy.
Hầu hết sau những phiên tăng điểm với biên độ lớn, thị trường thường tăng chậm lại, khối lượng giao dịch cũng sụt giảm đáng kể và lực cầu mạnh cũng nhanh chóng suy yếu dẫn đến việc thị trường dễ dàng quay đầu giảm điểm sau đó.
Ngoài ra, khối lượng giao dịch cũng là dấu hiệu quan trọng để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường. “Thông thường khi thị trường xảy ra hiện tượng bán tháo thì khối lượng giao dịch thường có sự cải thiện so với những phiên trước do cung giá thấp đáp ứng hầu hết các mức cầu, kể cả cầu bắt đáy. Tuy nhiên đa phần chỉ số vẫn giảm mạnh. Điều này chứng tỏ cung vẫn lấn át và nắm thế chủ động so với cầu” bà Nhung lý giải.
Nếu phiên kế tiếp chỉ số phục hồi trở lại nhưng khối lượng giao dịch lại sụt giảm, thể hiện rõ nhất là cung suy giảm trong khi cầu không có nhiều cải thiện thì đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tiết cung nhằm kiềm hãm bớt đà giảm của chỉ số. Vì vậy, chỉ cần chỉ số phục hồi trở lại khoảng vài 3 phiên là lực bán mạnh lại nhanh chóng xuất hiện, đẩy chỉ số tiếp tục xu hướng giảm đã hình thành từ trước.
Theo Viết Vinh
Vietstock

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Nhận định thị trường tuần 30-3/5/2011


I.    Diễn  Biến VN-Index  Tuần  Từ 23-27/5/2011: 
Tổng hợp diễn biến tuần qua, Vn-Index có diễn biến trái chiều đối với những ngày giao dịch trong tuần. Vn-index có ba phiên giảm đầu tuần  mạnh, tuy nhiên với hai phiên cuối đảo chiều tăng điểm mạnh đã lấy lại phần nào cho sự hứng khởi và niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Kết thúc tuần, Vn-Index đóng cửa tại mức 410.82 điểm, giảm 22 điểm tương đương giảm 5.09%. 
 Thanh khoản của thị trường được cải thiện đáng kể. Khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên trên HoSE đạt 36.69 triệu đơn vị, tăng hơn 40%, còn giá trị đạt 517 tỷ đồng, tăng gần 30% so với trung bình tuần trước. Việc khối lượng giao dịch tăng đáng kể, cho thấy dòng tiền bắt đáy vào thị trường đã mạnh hơn, tuy nhiên có hai điểm đáng lo ngại là bên mua chỉ chờ chực mua giá thấp và áp lực giải chấp của các nhà đầu tư hiện nay vẫn còn rất lớn, do đó điều này sẽ gây khó khăn lớn cho sự hồi phục của thị trường là rất lớn.
Sau những tuần  mua ròng trước đ, tuần này khối ngoại đã có một tuần bán ròng . Tổng giá trị bán ròng trong tuần của khối ngoại là 216.5 tỷ đồng, trong đó trên HoSE bán ròng 222 tỷ đồng. Mã cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là VIC với giá trị lên tới 201 tỷ đồng, ngoài ra còn bán ròng các mã MSN, GMD. Các cổ phiếu được mua ròng là CII, FPT...
II. Nhận Định Thị Trường Tuần 30-3/5/2011:
Thị trường tuần này vẫn tiếp tục đón nhận thông tin vĩ mô không tốt.
Đầu tiên là
chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 chính thức được công bố tăng tới 2.21%, đưa CPI trong 5 tháng lên tới 12.08%, và so với cùng kỳ năm trước tăng 19.78%.
Tiếp theo,
số liệu về xuất nhập khẩu tháng 5 cho thấy kim ngạch xuất nhập đều tăng rất mạnh nhưng cùng với đó là nhập siêu ở mức cao. Xuất khẩu tháng 5 ước đạt 7.5 tỷ USD, tăng gần 1%; kim ngạch nhập khẩu khoảng 9.2 tỷ USD, tăng tương ứng hơn 3% so với tháng trước và là tháng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất từ trước tới nay. Lũy kế 5 tháng, xuất khẩu ước đạt 34.74 tỷ USD, tăng 32.8% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu tương ứng đạt 41.34 tỷ USD và tăng 29.7%. Điều này dẫn đến, nhập siêu trong 5 tháng đạt khoảng 6.6 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2010. Việc nhập siêu tăng mạnh một phần là do giá hàng hóa nhập khẩu tăng nhưng đây cũng là một vấn đề bất lợi lớn đối với nền kinh tế.
Phân tích kỹ thuật
Về mặt ngắn hạn,Vn-Index đang gặp ngưỡng kháng cự gần nhất là 420 điểm, điều này gây khó khăn cho sự hồi phục của thị trường và cũng kiểm tra sự hồi phục chắc chắn của thị trường. Có một điểm hỗ trợ khá tốt là đồ thị VN-index sau khi xuất hiện mẫu hình tăng điểm Bullish Engulfing, cùng với tín hiệu xác nhận tăng điểm cuối tuần. Bên cạnh đó, việc khối lượng giao dịch lớn tại ngày tăng điểm của mẫu hình Bullish Engulfing cho thấy lực cầu đã phần nào hấp thụ hết áp lực giải chấp. 
Về trung hạn, theo lý thuyết sóng Elliot hiện Vn-Index đang ở sóng giảm thứ 3, và vùng 360 điểm là ngưỡng hỗ trợ khá chắc chắn vì theo lí thuyết sóng thì sóng 3 thường bằng 1.618 sóng 1.
Các chỉ báo kỹ thuật 
RSI, Stochastic tăng lên sau một thời gian dài ở vùng quá bán.
ADX nằm trên đường 20 cho thấy thị trường vẫn có xu hướng chính là giảm.
Vn-Index sau một thời gian vượt ra ngoài dải dưới của Bolliger Bands giờ điều chỉnh tăng vào trong, cho thấy sắp tới Vn-Index có thể tăng đến đường giữa của  Bolliger Bands.

III. Kết luận:
 Với những nhận định trên, chúng tôi cho rằng về mặt ngắn hạn thị trường có thể tăng nhẹ do sự điều chỉnh sau một thời gian dài giảm điểm. Do đó, tuần sau thị trường tăng nhẹ hay sideway trong vùng 400-420 điểm. Còn về trung hạn, chùng tôi vẫn cho rằng thị trường không có nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ, do đó có thể sự phục hồi trong thời gian sắp đến là không bền vững. Do đó, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư không nên giải ngân hiện nay vì thị trường hiện nay vẫn còn rất rủi ro, các nàh đầu tư nên chờ đợi để chờ khi thị trường thật sự hồi phục rõ ràng.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Nhận định thị trường tuần 23-27/5/2011

I.    Diễn  Biến VN-Index  Tuần  Từ  16-20/5/2011:


Tổng hợp diễn biến tuần qua, VN-Index có mức giảm rất mạnh, ngưỡng hỗ trợ 455-460 bị phá vỡ một cách khá dễ dàng, kết thúc tuần VN-Index đóng cửa tại mức 432.87 điểm, tương đơng với mức giảm 9.76%, mức thấp nhất kể từ ngày 22/11/2010.
Đi kèm với sự sụt giảm là gia tăng về khối lượng giao dịch. Theo thống kê, giá trị giao dịch trung bình trên HoSE mỗi phiên đạt 517 tỷ đồng, tăng 16% so với tuần trước, khối lượng đạt 26 triệu đơn vị, tăng 32%. 
Điểm tích cực nhất hiện nay là khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng. khối ngoại đã mua ròng 65.17 tỷ đồng trên HoSE, tăng khá mạnh so với tuần trước. Tuy nhiên việc khối ngoại bất ngờ bán ròng khá mạnh vào cuối tuần gây không ít quan ngại. Cổ phiếu được mua nhiều nhất trong tuần là VCB (59.83 tỷ đồng), CTG (25.75 tỷ đồng), trong khi đó khối ngoại bán ròng mạnh các mã VIC (42.6 tỷ đồng), STB (26 tỷ đồng).

II. Nhận Định Thị Trường Tuần 23 – 27/5/2011:
Tuần qua nhiều thông tin vĩ mô xấu xuất hiện đã tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Sự kiện nóng nhất trong tuần là vấn đề lãi suất. Hiện tại hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn về mặt thanh khoản, lãi suất huy động trên thị trường hiện đang tại mức rất cao, lên đến 19-20%, thậm chí có ngân hàng lên đến 22%, vượt xa lãi suất huy động trần là 14%. Chúng tôi cho rằng nên bỏ lãi suất trần huy động, vì biện pháp hành chính này không còn thích hợp vì các ngân hàng này đều lách luật và huy động trên mức này. Ngoài ra CPI tháng 5 được dự đoán khoảng 2%, vẫn còn cao so với mục tiêu chống lạm phát.
VN-Index đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ Fibonacci 61.8%, điều này cho thấy khả năng giải chấp mạnh trong thời gian tiếp theo rất có thể xảy ra. Việc VN-Index giảm mạnh cùng với khối lượng gia tăng càng củng cố việc nhà đầu tư bán mạnh. Hiện tại đường giá đã vượt ra ngoài dải băng dưới của Bollinger bands điều này cho hai khả năng một là xu hướng giảm của Vn-Index là rất mạnh nhiều khả năng vẫn bám biên dưới và đi xuống trong thời gian tiếp theo, hai là VN-Index chuyển biến tích cực hơn nhiều khả năng sẽ hồi phục trong giai đoạn tới, hoặc chí ít là sẽ giao động ngang chứ không giảm mạnh nữa. Chúng tôi cho rằng khả năng thứ hai sẽ xảy ra nhiều hơn vì hiện tại VN-Index đang rất  gần với ngưỡng hỗ trợ 420 điểm, được xem là rất mạnh.
Các chỉ báo kỹ thuật đều cho dấu hiệu xấu.
RSI, Stochastic giảm về vùng quá bán.
MACD đang cắt đường signal đi xuống cho dấu hiệu bán.
DI- nằm trên đường DI+ và ADX tiến sát đường 20 cho thấy thị trường  có xu hướng giảm trong giai đoạn tiếp theo.


  
III. Kết luận:
Với những nhận định ở trên chúng tôi cho rằng VN-Index tuần sau sẽ đi ngang tăng hay giảm nhẹ với biên độ giao động trong vùng 420-440 điểm. Các nhà đầu tư ngắn hạn hiện nay nên hạn chế bắt đáy, vì thị trường vẫn tìm ẩn rủi ro rất cao. Còn đối với nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi vẫn giữ quan điểm nên chọn thời điểm thích hợp để giải ngân, vì hiện tại nhều cổ phiếu đang có giá trị rất thấp.
SMF – GROUP

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Lập danh mục đầu tư cổ phiếu: Ba bước để là chính mình

(InfoTV) - “Nay nên đánh con gì?” Những câu hỏi kiểu như vậy vẫn xuất hiện phổ biến trên các sàn chứng khoán, các diễn đàn, dù thị trường đã hơn chín năm hoạt động. Để là chính mình trong đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cần biết cách lập danh mục đầu tư, tuỳ theo mục tiêu đầu tư của riêng mình.

“Tôi lỡ đầu tư vào một cổ phiếu penny (cổ phiếu nhỏ – NV), có các thông số cơ bản rất tốt, cổ tức rất cao. Nhưng khi thị trường lên, thì muốn tranh mua vài trăm cổ phiếu cũng khó, vì không ai bán. Còn thị trường xuống, thì đành nhìn tiền của mình mất đi từng ngày, vì bán không ai mua”.

Đó là tâm sự của một nhà đầu tư mà chúng tôi từng tiếp cận trên sàn. Nhà đầu tư trên đã xác định mục đích lướt sóng, nhưng lại đầu tư vào những cổ phiếu chỉ phù hợp với đầu tư dài hạn.

Trong bất cứ trường hợp nào, thanh khoản là yếu tố đặc biệt quan trọng trong đầu tư cổ phiếu niêm yết. Vì vậy việc chọn lựa các cổ phiếu tiềm năng để đưa vào danh mục đầu tư thường phải thoả mãn yêu cầu đầu tiên là tính thanh khoản.

Tuỳ thuộc vào tổng số vốn dự kiến đầu tư và yêu cầu phân bổ vốn mà nhà đầu tư có thể chọn lọc các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân cao nhất trong nhiều tháng liên tục thuộc nhóm các cổ phiếu có lượng giao dịch trung bình cao nhất thị trường.

Giới đầu tư thường sử dụng hai lưới lọc cổ phiếu là cơ bản và kỹ thuật. Có khi, nhà đầu tư kết hợp cả hai lưới lọc để chọn cổ phiếu và thời điểm giao dịch.

Lưới lọc cơ bản

Qua nghiên cứu các phương pháp đầu tư cơ bản của các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư chứng khoán thành công và nổi tiếng trên thế giới như: Templeton, Warren Buffett, Dreman, Driehaus… có thể thấy một số tiêu chí cơ bản chung có thể xem xét chọn lọc trước khi tiến hành đầu tư (xem bảng tiêu chí bên dưới).

Các cổ phiếu tiềm năng không nhất thiết phải đáp ứng toàn bộ các bước nêu trên bởi vì gần như không có cổ phiếu nào đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí lựa chọn. Các tổ chức đầu tư hoặc mỗi nhà đầu tư cá nhân đều có cách vận dụng linh hoạt theo từng giai đoạn khác nhau của thị trường.

Ví dụ như trong tiêu chí P/E ở bảng trên có thể chọn lựa cao hoặc thấp hơn của ngành nhưng chỉ nên áp dụng trường hợp cao hơn đối với những công ty đầu ngành, có lợi thế hoặc tiềm năng vượt trội… Hoặc như tiêu chí P/B có thể chọn nhỏ hơn 2 nhưng cũng có thể chọn nhỏ hơn hay bằng 3 tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.

Cơ sở dữ liệu để thực hiện việc chọn lọc dựa trên các tiêu chí nêu trên đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và thường chỉ các nhà đầu tư tổ chức mới có điều kiện xây dựng. Nhà đầu tư cá nhân có thể tham khảo trên các website có uy tín và ứng dụng cho danh mục của mình. Nếu nhà đầu tư không có kiến thức về quản trị tài chính, cũng khó lòng “hiểu” ý nghĩa đằng sau các con số tài chính khô khan.

Yếu tố quan trọng nhất vẫn là khi nào mua và nên mua ở các mức giá nào?

Lưới lọc kỹ thuật

Nhà đầu tư có thể chọn lọc dựa trên các công cụ của phân tích kỹ thuật khi có các dấu hiệu xem xét mua như: diễn biến lịch sử giá của cổ phiếu, khối lượng giao dịch tăng đột biến so với bình quân tuần hay bình quân tháng, giá phá vỡ các điểm quan trọng then chốt khi bắt đầu chu kỳ tăng giá như đỉnh cao cũ, phá vỡ các kênh xu hướng, giá vượt đường trung bình động 8 ngày, 13 ngày… hoặc khi điều chỉnh thì mức giá nằm gần các đường trung bình động 55 ngày, 144 ngày…

Hoặc cũng có thể chọn lọc dựa trên sự kết hợp các chỉ báo như RSI, MACD, Stochastic, Bollinger Bands, Fibonacci, Trendline…

Việc chọn lọc này dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mỗi nhà đầu tư khi ứng dụng các công cụ của các chương trình phân tích kỹ thuật như MetaStock, AmiBroker… Nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ tư vấn nếu không đủ kỹ năng hoặc thời gian nghiên cứu.

Mỗi một cổ phiếu có đặc điểm tăng hoặc giảm giá không giống nhau mặc dù nhìn chung giá vận động theo xu hướng chung của toàn thị trường. Do đó, việc vận dụng các phương pháp chọn lọc sẽ đưa đến các kết quả khác nhau và đòi hỏi một quá trình đúc kết kinh nghiệm để lựa chọn được các phương pháp hiệu quả nhất và ứng dụng vào thực tế của thị trường.

Phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật, hiểu theo nghĩa, phải có trải nghiệm thực tế để diễn giải các biểu đồ phù hợp. Tỷ như nguyên lý giá phản ánh tất cả ở thị trường Việt Nam phải chú ý tới biên độ giao dịch.

Năng lực theo dõi

Sau quá trình chọn lọc trên, nhà đầu tư có thể kết hợp thực hiện chọn lựa một số cổ phiếu ở các ngành tiềm năng trong từng giai đoạn thông qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu ngành, chi tiết về tiềm năng của từng ngành dựa trên các báo cáo của các tổ chức có uy tín và các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với nhà đầu tư cá nhân, danh mục các cổ phiếu theo dõi để đầu tư có thể khoảng 20 – 30 mã tuỳ thuộc vào quỹ thời gian nghiên cứu của mỗi người. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo việc theo dõi và quản lý danh mục một cách sát sao và hiệu quả, tổng số mã cổ phiếu đầu tư trong cùng một thời điểm không nên quá năm mã cổ phiếu và thuộc vài ngành khác nhau để tránh rủi ro.

Khi đạt các mức lợi nhuận kỳ vọng hoặc nhận thấy các cổ phiếu khác trong danh mục đang theo dõi có tiềm năng hơn thì cơ cấu lại danh mục nhưng vẫn chỉ nên đầu tư tối đa năm mã cổ phiếu mà thôi.

Danh mục đầu tư cũng có thể chia làm dài hạn và ngắn hạn nhằm tận dụng được các biến động của thị trường và tối ưu hoá lợi nhuận. Các cổ phiếu đầu tư ngắn hạn có thể không nằm trong số các mã cổ phiếu theo dõi nhưng chỉ nên đầu tư 1 – 2 mã trong một thời điểm là thích hợp.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Nhận định thị trường tuần 16-20/5/2011

I.Diễn Biến VN-Index Tuần Từ 9- 13/05/2011:
Tổng hợp diễn biến tuần qua, Vnindex đã có tuần phục hồi khá tốt khi đã lấy lại được số điểm đã mất trong tuần sau dịp nghỉ lễ, chốt tuần giao dịch Vnindex đóng cửa ở mốc 479.67 tăng 6.96 điểm so với tuần trước tương đương mức tăng 1.47%. Mặc dù tăng điểm nhưng thanh khoản thị trường lại có sự sụt giảm, cả tuần trung bình mỗi phiên chỉ có gần 19.8 triệu đơn vị được giao dịch với giá trị đạt khoảng 448.6 tỷ đồng giảm 11.2 % về khối lượng và gần 29.6% về giá trị so với tuần trước. Tương quan mua – bán trung bình cho thấy bên bán vẫn nhỉnh hơn phần nào.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, khối này tiếp tục có tuần mua ròng trên thị trường, trung bình mỗi phiên họ mua vào 458,086 cổ phiếu với giá trị đạt gần 5.3 tỷ đồng, tập trung mạnh vào các mã CTG, DPM, HAG, BVH,... Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với thanh khoản chung của thị trường mức độ giao dịch của khối ngoại cũng giảm mạnh mặc dù tương quan vẫn là mua ròng cụ thể là giảm 54.9% về khối lượng và gần 39.78% về giá trị.
Nhìn chung, sự tăng điểm ổn định của Vnindex vẫn chưa thật sự chắc chắc.
II. Nhận Định Thị Trường Tuần 16 – 20/5/2011:
Trong tuần qua, có thông tin khá tích cực là dầu thô và giá nguyên vật liệu cơ bản trên thế giới tiếp tục giảm giá và giúp làm tăng thêm hy vọng lạm phát sẽ bớt nóng trong thời gian tới. Thực tế, thời gian gân đây giá nhiều mặt hàng đã bắt đầu giảm. Nguyên nhân là nguồn cung các sản phẩm đã dồi dào hơn và các yếu tố đầu vào đã tương đối ổn định. Do vậy, có thể lạm phát tháng 5 sẽ không còn ”quá nóng” và sẽ ở mức thấp trong một số tháng tới.
Tuần qua mặc dù thi trường tăng điểm, tuy nhiên khối lượng giao dịch rất thấp điều này cho thấy sự tăng điểm của Vn-Index là không chắc chắn. Nguyên nhân là do nền kinh tế vĩ mô chưa thật sự tốt khi mà lạm phát và lãi suất vẫn đang ở mức cao làm cho dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán là rất thấp.
Hiện tại Vn-Index đang gặp ngưỡng kháng cự khá mạnh là vùng 485-490 điểm, cùng với đó việc xuất hiện cây nến Doji và tín hiệu xác nhận bằng phiên giảm điểm cuối tuần điều này cho tín hiệu khá xấu và nhiều khả năng sẽ giảm điểm trong tuần sau. Tuy nhiên đường middle của Bollinger Bands cùng với các đường MA góp phần hỗ trợ tốt cho vùng giá bên dưới. Do đó, nếu thị trường giảm điểm thì chúng tôi cho rằng cũng chỉ giảm nhẹ.
Về mặt dài hạn, chúng tôi cho rằng hiện tại đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn nguyên nhân vì một phần giá cổ phiếu hiện tại đang rất rẻ, cùng với đó là sắp tới những điều chỉnh chính sách kinh tế trong thời gian vừa qua bắt đầu phát huy tác dụng, do đó mặt bằng lãi suất cùng với lạm phát sẽ bắt đầu giảm dần, từ đó tác động tích cực tới thị trường chứng khoán.
Các chỉ báo kỹ thuật
ADX nằm dưới đường 20 cho thấy thị trường đang không có xu hướng.
MACD cho dấu hiệu tốt khi vẫn nằm trên đường signal.
RSI có dấu hiệu phân kì giảm điểm củng cố khả năng giảm điểm là chắc chắn.



III. Kết luận:

Với những nhận định ở trên chúng tôi cho rằng thị trường tuần sau sẽ sideway, giảm nhẹ và dao động trong vùng 485-465 điểm. Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, nên thận trọng ra quyết định đầu tư vì thị trường đang rất rủi ro, tuy nhiên đối với nhà đầu tư dài hạn thì đây là thời điểm tốt để đầu tư vì hiện tại mặt bằng cổ phiếu đều có giá rất thấp, nên đối với nhóm đầu tư này nên xem xét vùn giá thích hợp để giản ngân.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Nhận định thị trường tuần 25-29/4/2011

I.Diễn Biến VN-Index Tuần Từ 18 - 22/04/2011:
Chưa có sự khởi sắc, Vnindex tiếp tục giảm nhẹ, kết thúc tuần giao dịch đóng cửa ở mốc 456.45 điểm giảm 4.51 điểm tương đương mức giảm 0.98%. Thanh khoản không có sự cải thiện, trung bình mỗi phiên có trên 23.68 triệu đơn vị được giao dịch tương đương với tổng giá trị trên 486.2 tỷ đồng giảm 5.64 % so với tuần trước. Bên bán dường như đang có sự mất kiên nhẫn trước bối cảnh vĩ mô vẫn không mấy khả quan, cụ thể vẫn là vấn đề lạm phát tháng 4 có lẽ tiếp tục ở mức cao…
Diễn biến trái chiều, trong tuần tiếp tục là sự mua ròng của khối ngoại, mặc dù khối lượng có giảm so với tuần trước, cụ thể khối này thực hiện mua ròng trên 0.72 triệu đơn vị, tập trung vào các mã VCB, CTG, DPM, HPG, PVF,…
II. Nhận Định Thị Trường Tuần 25 – 29/4/2011:
Vừa qua, Tổng cục Thống kê cho biết tốc độ tăng CPI trong tháng 4 của cả nước là 3,32%. Tính từ đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 9,64%. Tiếp sau việc lạm phát tăng mạnh, có thể chúng ta phải chứng kiến chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nữa. Áp lực tăng lãi suất hiện nay đang rất lớn dù lãi suất hiện này được xem là quá cao. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán.
Việc thị trường tuần qua giảm nhẹ nguyên nhân chính là do sự tăng mạnh của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, thị trường nhìn chung đang rất xấu phần lớn các mã đều giảm điểm.
Thị trường đang giao dịch ảm đạm với thanh khoản rất thấp và dao động hẹp trong kênh giá 455-475 điểm. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang sideway trước khi hình thành một xu hướng rõ ràng tiếp theo.
Mặc dù xuất hiện tín hiệu xấu là mẫu hình nến Bearish engulfing, nhưng đường hỗ trợ 455 điểm tỏ ra khá vững chắc khi hai lần trước không bị thủng. Việc thị trường liên tục đón nhận các tin xấu cho thấy áp lực giảm điểm nữa là rất lớn. Nếu Vn-Index phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này, nhiều khả năng sẽ giảm về mốc 420 điểm là rất cao.
Các chỉ báo kỹ thuật
ADX nằm dưới đường 20 cùng với Bolliger Bands co thắt lại cho thấy thị trường đang không có xu hướng.
RSI dao động dưới đường 50 cho thấy bên bán vẫn đang mạnh hơn.

III. Kết luận:
Với những nhận định trên, chúng tôi cho rằng thị trường tuần sau sẽ tiếp tục là những phiên giảm điểm nhưng không mạnh và dao động trong vùng 445-465 điểm. Các nhà đầu tư hiện nay nên thận trọng ra quyết định, không nên bắt đáy kiếm lời ngắn hạn vì thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục giảm điểm do đó cơ hội mua còn rât nhiều.
SMF – GROUP

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Nhận định thị trường tuần 18-22/4/2011

I. Diễn Biến VN-Index Tuần Từ 13 - 15/04/2011:
Với chỉ 3 phiên trong tuần, không biến động nhiều Vnindex chốt tuần ở mức 460.96 giảm 3.33 điểm tương đương giảm 0.72% so với tuần trước. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, trung bình mỗi phiên có trên 24.9 triệu đơn vị được giao dịch tương đương trên 513.3 tỷ về giá trị. Thị trường đang test tính kiên nhẫn cũng như niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường.
Khối ngoại tiếp tục có tuần mua ròng, khối lượng giao dịch ròng trung bình mỗi phiên đạt gần 1.2 triệu đơn vị. Xu thế gom hàng được tiếp diễn tập trung mạnh vào các mã PVD, DPM, BVH, CTG,…
II. Nhận Định Thị Trường Tuần 18 – 22/4/2011:
Hiện tại Vn-Index vẫn đang trong xu hướng giảm khi mà đường SMA 40 ngày đi xuống và nằm trên đồ thị Vn-Index cùng với Vn-Index vẫn nằm dưới đường downtrend ngắn hạn. Tuần qua thị trường tiếp tục giao dịch ảm đảm với khối lượng cực thấp, cho thấy tâm lí của các nhà đầu tư trên thị trường vẫn đang rất bi quan, bên mua cũng đang lưỡng lự khi mà tình hình kinh tế vẫn chưa có diễn biến tích cực. Việc Vn-Index biến động không nhiều cùng với khối lượng giao dịch thấp cho thấy thị trường đang tích lũy trước khi hình thành xu hướng tiếp theo.
Hiện nay, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn đang căng thẳng với áp lực lạm phát cao và sắp tới dự báo CPI tháng 4 có khả năng trên 2%, điều này sẽ tác động rất lớn đến tâm lí các nhà đầu tư. Do đó, nhiều khả năng thị trường tuần sau sẽ tiếp tục giảm điểm nhưng khả năng giảm mạnh là rất ít vì hiện tại giá cố phiếu đang rất rẻ, nên khả năng bán ồ ạt là không nhiều. Hiện ngưỡng hỗ trợ chúng tôi khá tin tưởng là vùng 445-450 điểm khi mà nhiều lần Vn-Index vẫn chưa vượt qua được ngưỡng này và khối ngoại đang tích cực gom hàng sẽ là hỗ trợ rất lớn cho thị trường.
Các chỉ báo kỹ thuật



ADX nằm dưới đường đường 20 cùng với Bollinger Bands co thắt lại cho thấy thị trường hiện đang không có xu hướng.
RSI cho dấu hiệu phân kì giảm giá nhiều khả năng thị trường tuần sau giảm điểm. RSI dao động dưới vùng 50 cho thấy bên bán vẫn mạnh hơn.
Stochastic quay đầu cắt đường signal cho dấu hiệu bán.
III. Kết luận:
Với những phân tích bên trên chúng tôi cho rằng thị trường tuần sau sẽ tiếp tục là những phiên giảm điểm dao động trong vùng 445-465 điểm. Do đó, các nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi thay vì nắm giữ cổ phiếu vì xu hướng giảm vẫn còn.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Nhận định thị trường tuần 13-15/4/2011

I.Diễn Biến VN-Index Tuần Từ 4 - 8/04/2011:
Tiếp tục giai đoạn đi ngang, kết thúc tuần giao dịch Vnindex đóng cửa ở mức 464.29 điểm tăng 5.12 điểm tương đương 1.11% so với tuần trước. Diễn biến này là khá tích cực trước một số thông tin không mấy thuận lợi nhưng dường như không mới về tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất huy động cũng như cho vay tiếp tục duy trì ở mức cao, hay là những căng thẳng trên thế giới…
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện. Tính chung cả tuần khối lượng giao dịch đạt trên 123 triệu đơn vị tương đương giá trị 2,949 tỷ đồng tăng 24.38%. Cán cân mua – bán lệch về bên mua cho thấy lực cầu đang có sự cải thiện so với bên bán vẫn đang tiết cung.
Khối ngoại tiếp tục có tuần mua ròng trải dài qua các phiên, với khối lượng đạt trên 8.6 triệu đơn vị tăng 22.86% so với tuần trước. Cho thấy một sự kỳ vọng vào thị trường của khối này.
II. Nhận Định Thị Trường Tuần 13 – 15/4/2011:
Hiện tại xu hướng chính của thị trường vẫn đang giảm điểm, khi mà Vn-Index vẫn giao dịch dưới đường downtrend ngắn hạn bắt đầu từ cuối tháng một. Thị trường tuần qua vẫn tiếp tục đi ngang cùng với thanh khoản cực thấp, thấp nhất trong vòng 12 tháng qua. Điều này cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn sideway trước khi hình thành một xu hướng rõ ràng tiếp theo.
Hiện tại, Vn-Index đang có hai ngưỡng hỗ trợ gần nhất là đường trendline ngắn hạn cùng với vùng hỗ trợ 445-450 điểm với khối lượng giao dịch tại vùng này rất cao. Chúng tôi cho rằng vùng hỗ trợ 445-450 điểm là khá vững chắc vì thị trường sau nhiều lần giảm đến vùng này đều bật lên trở lại.
Đồ thị Vn-Index đang cho thấy dấu hiệu tích cực khi mà đều hình thành cây nến tăng điểm sau mỗi cây nến Spining Tops. Điều này cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế hơn mặc dù thanh khoản hiện đang rất thấp.
Các chỉ báo kỹ thuật



RSI và Stochastic tăng trở lại cho thấy nhiều khả năng thị trường sẽ tăng điểm trong những phiên tiếp theo.
ADX vẫn nằm dưới đường 20 cho thấy thị trường đang không có xu hướng.
Bollinger Bands co thắt lại cho thấy thị trường nhiều khả năng sẽ đi ngang.
MACD cắt đường signal và đi lên cho dấu hiệu mua.
III. Kết luận:
Với những dấu hiệu tích cực như trên cùng với việc khối ngoại mua mạnh trong thời gian vừa qua sẽ là lực đẩy rất lớn cho thị trường đang giao dịch ảm đạm như hiện nay. Với những nhận định trên chúng tôi cho rằng thị trường tuần tới Vn-Index sẽ tăng nhẹ và giao động trong vùng 460-475 điểm.
SMF – GROUP

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

“Cửa” tăng dự trữ bắt buộc vẫn bỏ ngỏ?

Cuối tuần qua, thị trường chứng khoán đón nhận thông tin tăng một số mức lãi suất trên thị trường mở. Tuy nhiên, điều mà giới đầu tư mong đợi là thông tin liên quan đến dự trữ bắt buộc - vốn được đồn thổi nhiều tuần qua - vẫn chưa đến.

Các bình luận trước khi có quyết định cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước hôm 1/4 vẫn có hai luồng quan điểm trái ngược.

Một luồng ý kiến cho rằng rất có thể dự trữ bắt buộc sẽ phải tăng để dập tắt khả năng lạm phát leo thang trước những diễn biến mới về giá đầu vào.

Luồng ý kiến thứ hai cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ đang dần phản ánh vào nền kinh tế và có độ trễ dài hơn một chút. Do đó, các ưu tiên sử dụng “biện pháp mềm” sẽ vẫn được áp dụng, thay vì dùng “liệu pháp sốc”.

Quyết định tăng các mức lãi suất thị trường mở lần thứ 3 trong vòng hơn hai tháng qua đã cho thấy cơ quan quản lý vẫn ưu tiên sử dụng các “biện pháp mềm” khi dư địa cho khả năng này vẫn còn. Cũng giống như hai lần tăng lãi suất tái cấp vốn trước đó, hiệu quả của chính sách sẽ biểu hiện chậm hơn. Lãi suất tái cấp vốn áp dụng đối với các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại qua các hình thức như cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác...

Việc lựa chọn giải pháp tăng lãi suất tái cấp vốn vào thời điểm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tiếp tục tăng cao cho thấy Ngân hàng Nhà nước vẫn muốn giảm dần tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải chứ không muốn “phanh gấp” dòng vốn ra.

Vậy “cửa” tăng dự trữ bắt buộc có còn hay không?

Với quyết định ngày 1/4, có thể kỳ vọng chí ít sẽ chưa có thay đổi nào cho tới khi công bố CPI tháng 4. Nguyên nhân khá dễ hiểu, vì sử dụng đến công cụ dự trữ bắt buộc là liều thuốc rất mạnh, cần dựa trên những căn cứ định lượng chắc chắn. Với các thông tin vĩ mô tháng 3 vừa công bố, cơ quan quản lý cho rằng chưa cần tới giải pháp đó.

Mặt khác, rất có thể chính cơ quan quản lý cũng cần chờ đợi xem những “liều thuốc” đã “bốc” từ đầu năm đến nay có tác dụng đến đâu. Nếu CPI tháng 4 không tăng đến mức lo ngại trong quan điểm của Ngân hàng nhà nước thì rất có thể “thuốc” sẽ bắt đầu “ngấm” dần dần các tháng tiếp theo.

Tuy nhiên, hiện vẫn có quan điểm cho rằng cần sử dụng đến công cụ dự trữ bắt buộc. Ông Fiachra Mac cana, Giám đốc điều hành, phụ trách nghiên cứu của Công ty Chứng khoán HSC, cho rằng việc tăng lãi suất tái cấp vốn vừa qua có nguyên nhân là tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao.

“Có một xu hướng rằng mặc dù lãi suất cho vay đối với khối khách hàng tư nhân cao (hiện nay vào khoảng 21-22%), tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện nay vẫn rất cao. Thực ra, một số ngân hàng như đã cùng trao đổi với chúng tôi, dường như đã vượt quá quota nội bộ trong quý 1 cho thấy các nỗ lực để kiểm soát tăng trưởng tín dụng vẫn chưa có tác dụng tốt... Và trên thực tế là sau nhiều năm thực hiện tăng trưởng tín dụng nới lỏng, các ngân hàng trở nên khó gò mình theo quy định. Điều này gợi ý rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải được tăng lên trong thời gian tới nhằm đưa ra một thông điệp rõ ràng hơn tới các ngân hàng”, chuyên gia phân tích này viết trong bình luận của mình hôm 1/4.

Khả năng tăng dự trữ bắt buộc cũng có liên quan đến việc sẽ "giam" lại tiền như thế nào. Hiện tại, một lượng tiền đã bị "giam" lại tại các ngân hàng thương mại với quy định của Thông tư 13 và Thông tư 19. Mặt khác, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN có mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng có lộ trình và các biện pháp “trừng phạt” rất nặng là tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung.

Cuối cùng là vấn đề thanh khoản. Chỉ khi thanh khoản dư thừa và cung tiền mạnh như năm 2007 thì công cụ dự trữ bắt buộc mới có tác dụng tốt.
KHÁNH HÀ

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Nhận định thị trường tuần 4 - 8/4/2010

I. Diễn Biến VN-Index Tuần Từ 28 - 1/04/2011:
Không nhiều biến động, Vnindex chốt tuần ở mức 459.17 điểm tăng 1.43 điểm tương đương 0.31% so với tuần trước. Tâm lý các nhà đầu tư dường như khá vững với bối cảnh không thể bi quan hơn trong điều kiện thắt chặt tiền tệ khi tiếp nhận một số thông tin không mấy thuận lợi như tăng giá xăng và tình hình nóng bỏng của lãi suất,…
Thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm khi mà cung cầu luôn ở trạng thái tương đối ổn định thể hiện một sự lưỡng lự nhất định với quyết định mua bán của các nhà đầu tư. Tính chung cả tuần khối lượng giao dịch chỉ đạt trên 140 triệu đơn vị tương đương với giá trị 3136 tỷ đồng.
Sự nổi bật tiếp tục đến từ khối ngoại khi có một tuần mua ròng mạnh mẽ với tổng giá trị giao dịch trên 219 tỷ so với tuần trước chỉ là 60 tỷ, tăng đến 3,65 lần. Dường như đang có một sự gom hàng khi thị trường sideway.
II. Nhận Định Thị Trường Tuần 4/4 – 8/4/2011:
Tuần qua thị trường đã tiếp nhận những thông tin vĩ mô rất xấu. Đầu tiên là GDP quý 1 tăng thấp nhất kể từ quý 3/2009. Tiếp theo giá xăng dầu bất ngờ tăng thêm 10-15%, việc tăng giá xăng dầu chắc chắn ảnh hưởng mạnh tới lạm phát và tình hình sản xuất của một số ngành. Cuối cùng là ngân hàng nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn và cho vay qua đêm lên 1%. Việc thị trường đang trong xu hướng giảm và không có nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ, cộng thêm phải đối mặt những thông tin trên sẽ tác động tiêu cực đến tâm lí của các nhà đầu hiện nay.
Hiên Vn-Index vẫn giao dịch dưới đường downtrend ngắn hạn cho thấy thị trường vẫn trong xu hướng giảm là chủ yếu. Hiện tại lực cầu trên thị trường là rất yếu, vì đa số nhà đầu tư đều đứng ngoài thị trường. Do đó, việc thị trường tăng nhẹ tuần qua cùng với khối lượng giao dịch thấp cho thấy việc tăng điểm nguyên nhân chính là do bên bán tiết cung, đây là tín hiệu không tốt cho thị trường tăng điểm. Thêm vào đó, Vn-Index hình thành hai cây nến Hammer với bóng trên khá dài ở hai phiên cuối tuần, cho thấy lực cầu không mạnh dẫn đến tăng mạnh ở đầu phiên nhưng đuối sức dần cuối phiên. Điều này cho thấy tín hiệu khá tiêu cực cho những phiên giao dịch tiếp theo.
Các chỉ báo kỹ thuật



RSI dao động trong vùng dưới 50 cho thấy áp lực bán mạnh hơn.
Stochastic ở trong vùng quá bán, cho thấy nhiều khả năng thị trường sẽ tăng điểm.
ADX nằm dưới đường 20, cho thấy thị trường đang không có xu hướng.

III. Kết luận:
Thị trường vẫn trong xu hướng giảm điểm là chính. Tuy đối mặt với những thông tin vĩ mô không tốt dẫn đến nhiều khả năng thị trường giảm điểm trong tuần sau, nhưng hiện tại giá cổ phiếu đang rất rẻ, do đó nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ không bán mạnh cùng với khối ngoại có động thái mua ròng trong tuần là một tín hiệu tích cực. Ngoài ra chúng tôi vẫn tin tưởng vào vùng hỗ trợ 445-450 có khối lượng giao dịch nằm ngang rất lớn là khá chắc chắn. Do đó, chúng tôi cho rằng thị trường vẫn sideway giao động trong vùng 445-465 điểm.
SMF – GROUP

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Tin thị trường- tài chính

Điều mà thị trường lo ngại là tác động của giá xăng mới lên chỉ số giá có thể khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 khó thấp. Mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 7% ngày càng xa vời, và liệu chính sách tiền tệ còn “liều thuốc” nào “sốc” hơn nữa?

Một số phân tích của tổ chức trong nước khá trái ngược về dự đoán tác động của việc tăng giá xăng dầu lên CPI và định hướng chính sách tiền tệ tới đây.

Theo dự báo của Bộ Tài chính, việc tăng giá xăng dầu hôm 29/3 có thể khiến CPI năm 2011 tăng thêm khoảng 0,4%. Công ty Chứng khoán HSC cũng dự kiến mức đóng góp của giá xăng vào CPI tháng 4 thêm 0,3-0,4%. Mô hình dự báo của tổ chức này dự đoán CPI tháng 4 khoảng 1,5%.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) khá bi quan cũng cho rằng việc phải tăng giá xăng khá gấp trong hơn một tháng qua phản ánh áp lực lớn. Giá xăng dầu thế giới tăng trong khi quỹ bình ổn xăng dầu được Chính phủ dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu thời gian qua đã được sử dụng gần hết trong khi các giải pháp tài chính khác như giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0% khiến Chính phủ gần như không còn dư địa chính sách để giảm áp lực điều chỉnh giá.

Theo tổ chức này, việc tăng giá xăng dầu, giá điện trong tháng 2 và tháng 3 đã đội chi phí vận chuyển cũng như yếu tố đầu vào của nhiều mặt hàng tăng cao, nhất là cước vận tải tăng 6,69% và đẩy CPI tháng 3 tăng 2,17%. Việc tăng giá xăng dầu cuối tháng 3 sẽ phản ánh khá đầy đủ vào CPI tháng 4. VCBS dự đoán mức tăng CPI tháng tới khó dưới 1,5%.
Thị trường chứng khoán lo ngại CPI từ góc độ các chính sách nào sẽ được thực thi để kiềm chế lạm phát. Rõ ràng dư địa để khống chế lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội là quá ít. Liệu sức ép lạm phát đang tăng lên có khiến Ngân hàng Nhà nước mạnh tay hơn trong việc thắt chặt tiền tệ để trung hòa tác động?
Thực tế việc giảm cung tiền vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông qua các nghiệp vụ thị trường mở. Tuy nhiên hoạt động này ít được thị trường chú ý vì hơi khó nhận ra. Những công cụ được nhiều người lo ngại nhất vẫn là lãi suất và dự trữ bắt buộc.
Tình trạng cân bằng tạm thời của thị trường chứng khoán cũng phản ánh một bộ phận nhà đầu tư chấp nhận đánh cược vào khả năng không thắt chặt thêm nữa chính sách tiền tệ, mà cụ thể là tăng thêm các mức lãi suất hoặc tăng dự trữ bắt buộc. Thanh khoản thị trường rất thấp cũng phản ánh một bộ phận nhà đầu tư chấp nhận đứng ngoài, chờ đợi những chuyển biến rõ ràng hơn của chính sách.

Tương quan giằng co hiện tại khó có thể cải thiện ngày một ngày hai, nhưng riêng việc thị trường chấp nhận thêm các tin xấu một cách bình thản cũng đã phản ánh sự chai lỳ nhất định trong tâm lý.
Theo Vneconomy

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Tín hiệu kỹ thuật ngày 30-03

Cảnh hoảng loạn được dự báo hôm qua khi giá xăng tăng đã không trở thành hiện thực. Lực thoát hàng chưa thực sự mạnh, tương quan mua-bán không chênh lệch đáng kể.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng cùng diễn biến tích cực của bộ ba VIC – BVH - MSN là điểm sáng giúp Vn-index lấy lại đà phục hồi sau khi mất điểm vào phiên mở cửa. Kết thúc phiên Vn-index tăng 2.16 điểm ( tăng 0.47%) đóng cửa tại 460.04. Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp.

Về phương diện phân tích kỹ thuật, 2 kịch bản có thể xảy ra:
- Trường hợp 1: Với thân nến dài của Bullish Candlestick cho thấy lực cầu hấp thụ mạnh cùng với đó là đồ thị nến đang tiến sát đường trendline hỗ trợ trong mẫu hình tam giác ngoài ra khối lượng giao dịch ở mức thấp được xem là tín hiệu tích cực kỳ vọng cho đợt tích lũy sắp tới.
- Trường hợp 2: Dải Bollinger bands co thắt lại và Vn-index khả năng tiếp tục sideway. Nếu đồ thị nến phá vỡ trendline hỗ trợ trong mẫu hình tam giác thì Vn-index tiếp cận mức 450 điểm được xem là ngưỡng hỗ trợ khá tốt với khối lượng giao dịch nằm ngang lớn nhất. Điều đó được chứng minh bằng phiên giao dịch đợt 1, mở cửa giảm và cuối phiên lấy lại đà phục hồi. Vùng dao động sẽ là 450 – 475.
Indicators MACD, RSI (14), DI+/- chưa cho tín hiệu rõ ngoại trừ STO (14) cho tín hiệu mua.
Chúng tôi thiêng về kịch bản thứ hai vì:
- Bất ổn nền kinh tế vẫn còn cụ thể là giá cả các mặt vẫn còn tăng, giá xăng đã tăng 2,000-2,800đ/l vào ngày 29-03…., khả năng NHNN nâng mức dự trữ bắt buộc tương đối cao.
- Thời điểm tổng kết báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1 đến gần, chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ thời gian qua sẽ được phản ánh vào kết quả hoạt động của từng công ty. Động thái NĐT phản ánh cùng chiều với bảng báo cao kết quả trên.
SMF-GROUP

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Tin thị trường- tài chính

Kết luận của Thủ tướng về việc thực hiện Nghị quyết 11
Đảm bảo tăng trưởng tín dụng dưới 20%; công bố cụ thể số tiết kiệm khi thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên, giảm bội chi xuống dưới 5%; nhập siêu không quá 10% tổng kim ngạch XK.
Để thực hiện hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như đã nêu trong Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung vào một số nội dung sau.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15- 16%; ưu tiên vốn tín dụng cho phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cùng với đó, NHNN điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo kiềm chế lạm phát.
NHNN khẩn trương trình Chính phủ ban hành quy định xử phạt đối với các trường hợp kinh doanh, mua bán ngoại tệ trái phép nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Công bố số tiết kiệm 10% chi thường xuyên
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính xác định và công bố cụ thể số tiết kiệm khi thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; có biện pháp giảm bội chi ngân sách trong năm 2011 xuống dưới 5%.
Các Bộ, cơ quan không tổ chức họp tập trung mà phải họp trực tuyến để tăng cường tiết kiệm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kết quả cắt giảm, điều chuyển vốn, tập trung cho các công trình, dự án hoàn thành năm 2011 (có danh mục cụ thể) báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 4/2011.
Bộ Tài chính thực hiện việc kiểm soát và bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, Bộ Công Thương chỉ đạo để đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu
Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương kiểm soát chặt chẽ kế hoạch cung ứng điện 2011; phấn đấu tiết kiệm điện được 10% theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.
Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế, bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách thuế đối với bất động sản để hạn chế tình trạng đầu cơ, bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.
Theo Chinhphu.vn

Vn-index 29.3.2011

Vn-Index ngày 29.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29.3 Vn-index về mức 457.88 giảm 1.64 điểm ( -0.36%) . Khối lượng hôm nay bất ngờ tăng mạnh so với phiên đầu tuần , với tổng số giao dịch đạt 36.122.640 tương đương với 894,13 tỷ VNĐ.
Thống kê cho thấy có 61 mã tăng giá , 156 mã giảm giá và 70 mã đứng giá. Sau ba phiên giao dịch ở mức thấp , nhà đầu tư bất ngờ giải ngân mạnh . Nhóm Bluechip như HAG, CTG ,PVS , SJS ,VCB ,OGC .. là tâm điểm của của thị trường khi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài . Chỉ riêng tổng 10 cổ phiếu trong trong giao dịch có giá trị trên 30 tỷ đồng .
Khối ngoại quay đầu mua ròng hơn53 tỷ đồng , giải ngân mạnh vào các mã HAG , DPM , và CTG …
Phân tích kĩ thuật



RSI đang cho xu thế đi xuống và đang ở mức 40
Stochastic Osillator cho dấu hiệu đi xuống
Bollinger bands đang có dấu hiệu co thắt cho một đợt tích lũy
DI+ nằm trên DI-tuy nhiên ADX nằm dưới 20 chưa cho xu hướng rõ ràng


Các chỉ báo kĩ thuật chưa cho nhiều tính cực tuy nhiên dòng tiền đang trở lại .Các nhà đầu tư cần chú ý đến khối lượng trong các phiên tuần tới . Ngưỡng kháng cư 460 vẫn là ngưỡng kháng cự mạnh .theo chúng tôi Vn-index sẽ tiếp tục tích lũy trong một vài phiên tới

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Tín hiệu kĩ thuật ngày 28/03

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, Vn-Index đóng cửa tăng 0.39% lên mức 459.52 điểm, với 90 mã tăng, 109 mã giảm và 83 mã đứng giá. Thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm khi mà giá trị giao dịch cả sàn hôm nay chỉ đạt 544 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do các thông tin vĩ mô từ lạm phát cho đến lãi suất vẫn còn hết sức bất ổn gây tâm lí bi quan cho các nhà đầu tư. Điều này cũng dự đoán rằng khả năng Vn-Index bật mạnh trở lại là không khả thi.
Phân tích kĩ thuật:

Photobucket

Hiện tại Vn-Index đang được hỗ trợ vững chắc bởi uptrend ngắn hạn và ngưỡng 61.8% của dãy FO, tuy nhiên các chỉ báo kĩ thuật thì lại không hỗ trợ cho sự tăng giá của Vn-Index: MACD nằm dưới và chưa có dấu hiệu cắt lên đường signal của nó; STO (14) vẫn nằm dưới đường trung bình trượt của nó.
Dự báo nhiều khả năng Vn-Index sẽ tiếp tục sideway trong biên độ hẹp với vùng dao động 455-470. Đây cũng có thể là giai đoạn tích lũy cho một chu kì mới.

Bỏ nội dung giao dịch T+2 khỏi dự thảo về giao dịch CK

Đại diện của UBCK xác nhận không có nội dung giao dịch T+2 trong dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch trên TTCK.

Bộ Tài chính vừa ban hành 2 thông tư liên quan đến chứng khoán, nhưng đều không phải là điều mà thị trường và NĐT thực sự mong đợi, vì đó chỉ là thông tư về thu phí trong hoạt động chứng khoán và hướng dẫn thi hành Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.

Thông tư về giao dịch chứng khoán vẫn nằm trên bàn Bộ Tài chính, do bộ này vẫn còn đang cân nhắc, trong đó có việc không đề cập đến giao dịch chứng khoán T+2. Đại diện của UBCK xác nhận không có nội dung này trong dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch trên TTCK.

T + 2 không có tên trong dự thảo thông tư hướng dẫn giao dịch

Kể từ khi thông tin từ UBCK cho biết sẽ cho phép NĐT rút ngắn giao dịch chứng khoán xuống T+2 (bán chứng khoán ngày T+2 sau khi mua), đến nay đã hơn 1 năm.

Trong suốt năm 2010, đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của hầu hết NĐT. Có lúc nó được trông đợi như một yếu tố hỗ trợ, nâng đỡ tâm lý NĐT trong giai đoạn thị trường khó khăn nếu được triển khai. Trong khi thời gian thanh toán chứng khoán vẫn là T+3, thì thời gian giao dịch rút xuống T+2 có thể giúp NĐT cắt lỗ hoặc chốt lời sớm hơn 1 ngày.

Trên thực tế, UBCK đã khá tích cực trong việc triển khai chủ trương trên. Cơ quan này đã tổ chức lấy ý kiến các CTCK, thực hiện các cuộc hội thảo, tọa đàm với thành viên thị trường, đặc biệt là tham vấn ý kiến của Bộ Tài chính.

Về mặt kỹ thuật, UBCK cũng đã chỉ đạo Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) rà soát đầu tư công nghệ nhằm đáp ứng quy mô ngày càng lớn của thị trường, cũng như triển khai nhiều nghiệp vụ mới, trong đó có T+2.

Đã có lúc T+2 đến rất gần khi nhiều CTCK và VSD đều cho biết, vấn đề kỹ thuật không phải là quá khó cho triển khai T+2. Ngày 25/3, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 43/2010/TT-BTC sửa đổi một số quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán trong Quyết định 87/2007/QĐ-BTC.

Theo đó, thay vì quản lý theo mô hình 2 cấp trước đây (tại CTCK và tại VSD), hoạt động lưu ký chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký tại thành viên lưu ký và các đơn vị này sẽ tái lưu ký tại VSD.

Tổng số dư và số dư chi tiết trên các tài khoản chứng khoán của khách hàng mở tại thành viên lưu ký phải luôn khớp với số dư và số liệu sở hữu của khách hàng đó tại VSD. Đây là một điều kiện quan trọng để T+2 có thể triển khai.

Cùng với mở nhiều tài khoản, giao dịch cùng phiên, T+2 được xem như những biện pháp thúc đẩy thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, việc rút T+2 nêu trên ra khỏi dự thảo Thông tư giao dịch chứng khoán có thể hình dung câu chuyện này chưa có "ngày chốt".

T + 2 chờ... quỹ dự trữ chứng khoán?

Đại diện UBCK cho biết, vấn đề thời gian giao dịch chứng khoán đã được quy định trong Thông tư 43/2010/TT-BTC ban hành ngày 25/3/2010, nên cơ quan quản lý không đề cập trong dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch nữa.

Thông tư 43 quy định, UBCK hướng dẫn cụ thể về thời hạn thực hiện bán chứng khoán sau giao dịch, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận. Theo đó, UBCK có thể ban hành công văn hướng dẫn thực hiện giao dịch T+2 mà không phải đợi văn bản cấp thông tư của Bộ Tài chính ban hành (tất nhiên, công văn của UBCK vẫn phải có sự đồng ý của Bộ Tài chính).

Theo cơ quan quản lý, cho dù vấn đề T+2 không được đưa vào dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch, nhưng vẫn có thể thực hiện do đã có quy định. Vấn đề nằm ở chỗ các nghiệp vụ đi kèm hỗ trợ cho nghiệp vụ T+2 được chuẩn bị ra sao.

Khó khăn lớn nhất cản trở T+2 là xây dựng quỹ dự trữ chứng khoán để bù đắp thiếu hụt chứng khoán. Hiện nay đang giao dịch T+3, nhưng thực tế vẫn có trường hợp CTCK bị thiếu chứng khoán khi đến hạn thanh toán. Khi xảy ra tình trạng này, CTCK thiếu hụt phải chạy đôn chạy đáo đi hỏi các CTCK thành viên khác, đơn vị nào có sẵn chứng khoán cùng loại thì vay để thanh toán.

Đôi khi CTCK không có chứng khoán phải giới thiệu đến NĐT. Nếu NĐT ở Hà Nội và TP. HCM thì việc vay chứng khoán dễ thực hiện, nhưng ở các địa phương khác thì thực hiện thủ tục vay chứng khoán rất khó khăn.

Một vấn đề nữa là ý thức tuân thủ pháp luật cũng như năng lực kỹ thuật của các CTCK còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ quan quản lý chậm cho phép triển khai nghiệp vụ trên.

Như vậy, T+2 bị "bóc" ra khỏi Thông tư giao dịch, bởi còn nhiều câu chuyện chưa được giải quyết. Đặc biệt, việc thành lập quỹ dự trữ chứng khoán như thế nào, khối lượng bao nhiêu, trách nhiệm các thành viên ra sao, những loại chứng khoán nào được dự trữ, nguồn để dự trữ từ đâu là những vẫn đề không thể giải quyết trong một sớm, một chiều.

NĐT có thể tiếp tục phải chờ đợi trong thời gian dài, vì việc thành lập quỹ dự trữ chứng khoán hiện chưa có quy định pháp lý. Trên thực tế cũng chưa có đơn vị nào thực hiện dự trữ chứng khoán ngoài lượng chứng khoán nằm trên tài khoản tự doanh của CTCK và các quỹ đầu tư.

Theo Nguyên Thành

ĐTCK

Tăng dự trữ bắt buộc: Không nên trì hoãn

Dự trữ bắt buộc (DTBB) là công cụ chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh và tức thì thường được các ngân hàng trung ương sử dụng để giảm cung tiền và kiềm chế lạm phát. Đơn cử, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vừa tăng tỷ lệ DTBB đối với các NHTM lớn lên tới 20% để kiềm chế lạm phát.

Tại Việt Nam, mặc dù kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu trong năm nay, nhưng đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn để mức DTBB khá thấp và chưa có ý định sử dụng công cụ này. Lý giải cho việc "chưa sử dụng chứ không phải không sử dụng công cụ này", Thống đốc NHNN cho rằng, nếu sử dụng công cụ này ngay lập tức cùng với việc tăng các mức lãi suất chủ chốt nhằm thắt chặt tiền tệ thì sẽ đặt các NHTM đứng trước khó khăn lớn về thanh khoản.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ngân hàng không đồng tình với cách lý giải này. Một chuyên gia phân tích, Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN đang được áp dụng để làm tăng tính an toàn cho hệ thồng ngân hàng. Những thông tư này quy định việc cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với các NHTM. Điều đó có nghĩa, huy động được 100 đồng thì các NHTM chỉ được cho vay tối đa 80 đồng, 20 đồng còn lại phải để dự phòng thanh khoản dưới dạng tiền mặt, giấy tờ có giá hay các tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt. Đó là chưa kể, các NHTM chỉ được tính 25% lượng tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế (trừ TCTD) vào nguồn vốn huy động để cho vay.

Rõ ràng, với quy định như vậy và nếu các NHTM thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư 19 thì việc tăng DTBB sẽ không gây khó khăn về thanh khoản cho các NHTM. Đơn giản là các NHTM chỉ cần chuyển phần dự trữ tại ngân hàng mình về quỹ dự trữ của NHNN. Có chăng, chỉ đẩy chi phí vốn của các ngân hàng lên cao, do lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc chỉ là 1,2%/năm trong khi nếu các NHTM dùng phần 20% để lại này đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì lãi suất cũng tới 11%/năm. Còn nếu một số ngân hàng nhỏ có gặp khó khăn về thanh khoản thì NHNN còn có các công cụ khác như thị trường mở (OMO) hay tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng này.

Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo cao cấp một NHTM nói: "Nếu hỏi 100 ngân hàng, sẽ có 101 ngân hàng nói không muốn tăng DTBB". Lý do là gì? Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, mặc dù không thể dùng 20% nguồn vốn huy động để cấp tín dụng, nhưng trên thực tế, các ngân hàng vẫn có thể sử dụng cho những hoạt động phi tín dụng như mua trái phiếu của Chính phủ, doanh nghiệp, cho vay trên thị trường liên ngân hàng… Do vậy, nếu tăng DTBB thì một lượng tiền lớn sẽ đổ vào NHNN, các ngân hàng mất lượng vốn khả dụng, tăng chi phí vốn nên không mặn mà với việc tăng DTBB là chuyện đương nhiên. Vì vậy, nếu tăng DTBB lên 10%, NHNN nên điều chỉnh việc cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động lên 90%. "NHNN nên thả lỏng vốn khả dụng cho tín dụng để đền bù vào nguồn vốn khả dụng hụt đi vì DTBB tăng", TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.

Nhiều chuyên gia ngân hàng khuyến nghị mạnh hơn là NHNN nên xóa bỏ những quy định bất hợp lý của Thông tư 13 và Thông tư 19, để cho công cụ DTBB có thể thực hiện đúng chức năng của nó. Thực ra, về vấn đề này, thời gian qua, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cũng đã nhiều lần kiến nghị NHNN nên xóa bỏ quy định về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn cho vay, quay trở về điều hành bằng công cụ DTBB. "Việc làm này chẳng những sẽ giảm nhiều chi phí vốn cho các NHTM, tạo tiền đề để giảm mặt bằng lãi suất mà thay vì những hồ chứa nhỏ nằm rải rác tại các NHTM, NHNN có thể quy tụ về thành một hồ chứa lớn tại NHNN để đảm bảo thanh khoản cho cả hệ thống", một quan chức của Ủy ban này cho biết.

3 tháng vừa qua, chỉ số lạm phát vẫn đang tăng cao, vì vậy, NHNN không nên trì hoãn việc sử dụng công cụ DTBB khi tốc độ tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 3 vượt trên 5%, tháng 6 trên 9-10%, tháng 9 trên 15% so với cuối năm ngoái như người đứng đầu NHNN nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 11 và Chỉ thị 01 của ngành Ngân hàng vừa qua. "Đối với tiền gửi dưới 12 tháng, DTBB nên tăng từ 3% lên khoảng 7% đến 10%, còn trên 12 tháng, nên tăng từ 2% lên khoảng 5% đến 7%", TS. Nguyễn Trí Hiếu gợi ý.

Hồng Dung

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Nhận định thị trường tuần 28-1/4/2010

I.Diễn Biến VN-Index Tuần Từ 21/3 - 25/03/2011:

Tiếp tục xu hướng giảm, kết thúc tuần giao dịch Vn-Index giảm nhẹ 3.34 điểm đóng cửa ở mức 457.74 điểm tương đương mức giảm 0.72% so với tuần trước đó. Mặc dù tăng điểm phiêm đầu tuần cho thấy sự lạc quan, nhưng những phiên sau giảm điểm. Điều này có thể cho thấy sự canh bán luôn thường trực ở bên cầm cổ phiếu, và bên mua cũng chưa mặn mà trong giải ngân.
Thanh khoản thị trường có sự sụt giảm, tính chung cả tuần khối lượng giao dịch chỉ đạt trên 168 triệu đơn vị tương đương với giá trị 3,708 tỷ đồng giảm 21.12%. Điều này là phù hợp với tình hình đi xướng của thị trường và các cổ phiếu đang ở mức giá được cho là thấp.
Tuy nhiên, khối ngoại lại có một tuần mua ròng trở lại với khối lượng đạt trên 2 triệu đơn vị tập trung vào các mã CTG, VCB, DPM, PVD, ITA,… đây có thể là một điểm sáng trong tuần.
II. Nhận Định Thị Trường Tuần 28 – 1/4/2011:
Tuần qua đã công bố chỉ số CPI tháng 3 là tăng 2.17%, mức tăng cao nhất trong vòng 34 tháng gần đây. Như vậy CPI cả nước trong quý 1/2011 đã tăng 6.12%, và mục tiêu giữ CPI cả dưới 7% gần như không thể đạt được. Với việc CPI tăng mạnh này thì chắc chắn NHNN sẽ phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và không loại trừ việc NHNN buộc phải nâng dự trữ bắt buộc trong thời gian tới. Do đó, thông tin vĩ mô không tốt chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn cho khả năng hồi phục của thị trường trong giai đoạn hiện nay
Sau khi hình thành cây nến Hammer tuần trước cho dấu hiệu đảo chiều và phiên đầu tuần tăng mạnh hình thành gap cho dấu hiệu lạc quan, nhưng những phiên sau đã lấp gap cho thấy lực tăng thị trường hiện nay là không mạnh. Hiện nay, xu hướng chính của thị trường là giảm điểm, tuy nhiên các phiên giảm điểm cuối tuần thân nến đen ngắn cùng với khối lượng giao dịch khá thấp cho thấy áp lực bán trên thị trường là không mạnh. Thêm vào đó, Vn-Index vẫn chưa giảm qua được vùng 450 điểm và nằm trên đường trendline cho thấy vùng 450 vẫn là ngưỡng hỗ trợ khá vững chắc. Nếu VN-Index giảm qua mức này nhiều khả năng sẽ kiểm tra đáy 420 điểm một lần nữa.
Các chỉ báo kỹ thuật


ADX nằm dưới đường 20, Bollinger Bands thắt lại cho thấy thị trường đang sideway.
RSI dao động trong vùng dưới 50 cho thấy áp lực bán đang mạnh hơn, còn Stochastic rơi vào vùng quá bán.
MACD cắt xuống cho tín hiệu bán ra.
Nhận định sàn HNX
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm nhẹ, đóng cửa phiên cuối tuần tại mức 92.8 điểm. Các phiên giao dịch có thân nến bé cùng với thanh khoản thấp càng củng cố ngưỡng 90 điểm. Dải Bollinger Bands co thắt cùng với DI+ nằm sát DI- và ADX đi xuống dưới mốc 25 cho thấy nhiều khả năng HNX-Index sẽ đi ngang trong giai đoạn sắp tới.


Có thể thấy các nhà đầu tư trên cả hai sàn đều không mấy lạc quan về nền kinh tế hiện nay. Nhìn chung, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường là chưa cao và trạng thái nghe ngóng đang chiếm ưu thế. Do đó, khả năng thị trường tăng điểm mạnh trong thời gian sắp tới là rất khó vì không có lực cầu mạnh.

III. Kết Luận:

Với nhận định trên chúng tôi cho rằng trong tuần tới thị trường sẽ sideway và dao động trong vùng 450-475 điểm, trước khi hình thành xu hướng rõ ràng trong thời gian tiếp theo. Do đó, nhà đầu tư hiện nay nên kiên nhẫn chờ diễn biến tiếp theo của thị trường để ra quyết định cho chính xác.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Tin thị trường- tài chính

GSO: CPI cả nước tháng 3 tăng 2,17%
Tổng cục Tống kê Việt Nam (GSO) vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 2/2011. Theo đó con số tăng CPI cả nước không vượt con số dự đoán 2,2% mà Bộ kế hoạch đầu tư đưa ra trước đó.
So với tháng 2/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 2,17%. Trong 11 nhóm hàng được đưa vào tính CPI, không có mặt hàng nào giảm giá.
Nhóm hàng giao thông có mức tăng lớn nhất 6,69%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống sau khi chiếm ngôi tăng mạnh nhất nhiều tháng liền đứng vị trí thứ 3 trong số các mắt hàng tăng giá với mức tăng 3,06%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng chiếm mức tăng lớn thứ 2 với mức tăng 3,67%.
Điều này cũng có thể lý giải do giá xăng dầu trong tháng 3 tăng cao, kéo theo giá vận tải chuyên chở cũng phải tăng theo và tất yếu khi chi phí đầu vào ( giá vân chuyển ) tăng thì giá của đầu ra ( thực phẩm, ăn uống, nguyên vật liệu...) cũng tăng. Tháng 3 có thể coi là thời điểm “ nóng” của giá cả tất cả các mặt hàng.
Bên cạnh đó,Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu tháng 3 và quý 1/2011. Trên góc nhìn của cơ quan này, tình hình ngoại thương đã khởi sắc trở lại sau tháng Tết “đuối sức”, nhưng nhập siêu lại tiếp tục vọt cao.
Mặc dù chưa lấy lại được mốc 7,9 tỷ USD kim ngạch của tháng 1/2011, xuất khẩu tháng này đã tăng tới gần 45,4% so với tháng Tết trong dự báo của cơ quan thống kê, để đạt mức 7,05 tỷ USD. Con số này cũng cao hơn tháng cùng kỳ năm trước tới trên 26%.

Việc có tới hai tháng của quý 1/2011 kim ngạch xuất khẩu vượt 7 tỷ USD là tin mừng, nếu nhìn trên khía cạnh phục hồi của thị trường tiêu thụ, của tác động hỗ trợ sản xuất trong nước, của tăng thu ngoại tệ…

Tuy nhiên, quan điểm gần đây xuất phát từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra còn nghi ngại, cho rằng đây có thể là biểu hiện của chuyển sản xuất công nghệ thấp, giá trị gia tăng ít, gây ô nhiễm từ quốc gia khác sang Việt Nam.

Quan điểm trên cũng có phần hợp lý, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng nhập khẩu song song với xuất khẩu. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu tháng 3 trở lại mức 8,2 tỷ USD, cao nhất kể từ đầu năm đến nay. So với tháng trước, con số này đã tăng gần 37,6%, so với tháng cùng kỳ năm 2010 cũng vượt cao hơn xấp xỉ 21,5%.

Trong lịch sử ngoại thương Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu tháng này chỉ còn kém mức 8,8 tỷ USD của tháng 12/2010, cũng là hai tháng duy nhất kim ngạch nhập khẩu đã vượt 8 tỷ USD.

Theo đó, nhập siêu tháng 3 này cũng đạt mức kỷ lục của quý 1/2011, ở con số ước tính là 1,15 tỷ USD; trong khi các tháng trước là 0,88 tỷ USD (tháng 1/2011) và 1,11 tỷ USD (tháng 2/2011). Với kết quả này, xu hướng nhập siêu đang tăng dần theo các tháng.
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương - Vietinbank (mã CTG-HOSE) đã xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế với khối lượng phát hành khoảng 500 – 1 tỷ USD, trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 vào ngày 4/4 tới…
VietinBank cho biết, phát hành trái phiếu quốc tế là kênh huy động vốn nhiều tiềm năng, cho phép tổ chức phát hành có thể huy động vốn trung dài hạn với quy mô lớn và lãi suất hợp lý trên thị trường quốc tế.
Tổng khối lượng phát hành khoảng 500 – 1 tỷ USD sẽ là nguồn vốn trung dài hạn bổ sung để VietinBank đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, tài trợ các dự án đầu tư phát triển, thúc đẩy sản suất kinh doanh, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn: Tổng hợp ( Cafef.vn, Vneconomy.com)